Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Bệnh tiêu chảy cấp lợn (PED – Porcine Epidemic Diarrhea) luôn là nỗi ám ảnh đối với các trại nái, bệnh tiến triển nhanh nếu không chữa trị kịp thời thì lợn sẽ chết nhanh và bệnh dễ chuyển thành dịch nếu không được điều trị dứt điểm. Bài viết sẽ tổng hợp lại các kinh nghiệm giúp bạn có những hiểu biết về bệnh cũng như có kiến thức để phòng và điều trị bênh hiệu quả.

Hinh anh: Hinh anh heo con theo me bi tieu chay cap  PED

Hình ảnh heo con theo mẹ bị tiêu chảy cấp – PED

1. Hiểu biết chung về bệnh

1.1 PED Virus gây bệnh như thế nào?

Khi heo khỏe mạnh tiếp xúc với các nguồn gây bệnh như: heo mang mầm bệnh, phân, tinh heo, vật dụng chăn nuôi có mầm bệnh, xe tải, con người, nguồn nước…Virus sẽ từ các nguồn đó xâm nhập vào cơ thể heo chủ yếu thông qua đường tiêu hóa.

Tại đường tiêu hóa của heo (chủ yếu là đoạn không tràng và hồi tràng của ruột non), virus (PEDV) nhân lên trong các tế bào nhung mao ruột non làm cho lông nhung ruột hư hại, teo đi và ngắn hơn, dẫn đến giảm khả năng hoạt động của các men tiêu hóa trong ruột, từ đó giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn hay trong sữa (đối với heo con).

Đây là nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo.

Hinh anh: Hinh anh minh hoa duong xam nhap cua PED

Hình ảnh minh họa đường xâm nhập của PED

1.2 Cơ chế xâm nhiễm của PED

Heo con theo mẹ do có hệ thống lông rung phát triển chưa hoàn thiện và sức đề kháng yếu nên khi virus tấn công thì nó là đối tượng bị lây nhiễm nhiều nhất (gần như 100%) và bị tổn thương nặng nhất. Ngoài ra, trong ruột heo con theo mẹ chủ yếu là sữa nên phân thường có màu vàng, nhiều nước (lỏng), mùi hôi và có cả sữa không tiêu hóa hết. Một thời gian ngắn sau khi tiêu chảy, heo bắt đầu có hiện tượng nôn, dịch nôn chủ yếu là sữa chưa tiêu hóa hết còn trong dạ dày và có màu trắng sữa, nhiều nước, vị chua (do sữa lên men).

  • Sau khi ống tiêu hóa bị tổn thương, nó phát ra một kích thích bất thường tác động lên trung tâm gây nôn trên não. Sau đó, trung tâm này tác động ngược trở lại cơ hoành, cơ bụng >> hai cơ này co thắt lại làm tăng áp lực ổ bụng >> co các cơ hô hấp, cơ thực quản giãn ra tống các chất từ dạ dày ra ngoài (hay còn gọi là hiện tượng nôn).

Tiêu chảy quá nhiều kết hợp với nôn làm cho những heo con này mất nước nặng >> heo lạnh, nằm chồng lên nhau và nằm lên bụng heo mẹ. Chúng sẽ chết trong vòng 3-4 ngày do mất nước. Khi chết, xác heo gầy kèm theo các triệu chứng như mắt lõm sâu.

Đồng thời, nếu mổ khám ta sẽ thấy các bệnh tích rất đặc trưng như:

– Thành ruột rất mỏng, trong suốt và có thể nhìn thấy chất chứa bên trong do lớp lông rung trên niêm mạc bị phá hủy và bào mòn.

– Dạ dày có chứa nhiều sữa bị đóng vón.

– Hạch màng treo ruột sưng to.

– Xuất hiện các tia tĩnh mạch sữa song song với tĩnh mạch màng treo ruột.

Đối với heo choai hay heo nái, sức đề kháng cao hơn đồng thời hệ thống lông rung trên niêm mạc ruột cũng khó bị phá hủy hơn nên tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết không cao như heo con. Những heo lớn trong hệ tiêu hóa có rất nhiều loại chất chứa (không chỉ có mỗi sữa như heo con theo mẹ) nên khi hệ thống lông rung ruột bị phá hủy, thức ăn không được tiêu hóa triệt để, các chất chứa trong ống tiêu hóa lên men làm cho phân tiêu chảy có màu xám, hay xám đen giống như xi măng hoặc có màu vàng (chủ yếu heo choai).

Đối với những heo choai và heo nái không chết, triệu chứng tiêu chảy sẽ biến mất sau 3 đến 4 tuần và đàn heo bắt đầu phục hồi. Một thời gian sau, heo nái hình thành miễn dịch và truyền sang sữa cho heo con.

Thông thường: – Khi trại bị nhiễm lần đầu, toàn bộ heo trong trại sẽ nhiễm bệnh và thường là rất nghiêm trọng.

  • – Sau 3 năm, ở những trại đã từng bị nhiễm bệnh, tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết lại cao do những heo sau 3 năm thường là heo mới về trại (heo thay thế đàn) nên chưa có miễn dịch với mầm bệnh PEDv của trại đó.

1.3 Đường lây nhiễm

Chủ yếu bệnh lây nhiễm qua các nguồn sau:

• Lây nhiễm qua phân (phân- miệng)

• Nguồn heo nái tơ/heo nọc bị nhiễm từ bên ngoài

• Ghép heo dến từ nhiều trại khác nhau

• Vật dụng – ủng, xe tải….

• Côn trùng – gặm nhấm, ruồi, chó mèo

• Người – lái heo, lái xe tải, công nhân

1.4 Triệu chứng lâm sàng

– Tiêu chảy trên tất cả các đàn heo trong trại

– Heo con theo mẹ:

– Lười bú

– ỉa chảy: phân lỏng, tanh, màu vàng, có sữa không tiêu

– Ói mửa

– Heo con sụt cân nhanh do mất nước

– Triệu chứng điển hình là heo con thích nằm lên bụng mẹ

– Điều trị bằng các loại kháng sinh đặc trị tiêu chảy không có kết quả

Hinh anh: Hinh anh cac trieu chung cua benh tieu chay cap  PED

Hình ảnh các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp – PED

1.5 Tỷ lệ chết của heo con theo mẹ tùy thuộc vào độ tuổi nhiễm bệnh

-Nếu heo con mắc bệnh ở độ tuổi 0 – 7 ngày tuổi: tỷ lệ chết 100%

-Nếu heo con mắc bệnh ở độ tuổi > 7 ngày tuổi tỷ lệ chết khoảng 30% – 50%

– Heo nái tiêu chảy nặng có thể xảy thai, xảy ra chủ yếu ở nái chửa được 4 – 8 tuần.

1.6 Chẩn đoán:

Dựa vào triệu chứng: heo con tiêu chảy với tỷ lệ chết cao, heo con thích nằm trên bụng mẹ, điều trị bằng các loại kháng sinh không có kết quả, tỷ lệ chết đối với heo dưới 7 ngày tuổi lên đến 100%

– Dùng test nhanh để kiểm tra hay dùng Elisa kiểm tra mẫu phân tiêu chảy hay chất chứa trong đường ruột.

Hinh anh: Hinh anh test nhanh PED Ag

Hình ảnh test nhanh PED Ag

2. Phòng Bệnh

2.1 Sử dụng vacxin phòng bệnh

– Hiện nay hầu hết các vacxin tại việt nam hiệu quả chưa cao, nên có thể sử dung theo phương pháp sau.

+ ưu tiên chủng vacxin qua đường miệng (sẽ tao được IgM, IgG và IgA)

2.2 Chế tạo Autovaccine PED

Giải pháp cho PED khi các vacxin tại việt nam hiệu quả chưa cao.

– Nguyên tắc là chuẩn bị ”vacxin” sống từ ruột non của heo con bị nhiễm PED

– Tạo miễn dịch cho nái mang thai và heo con trong quá trình đẻ

– Giảm thiệt hại trên heo con khi trại đối mặt với dịch PED
2.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu
– Heo con không quá 5 ngày tuổi

– Không có bệnh tích dịch tả hoặc tiêu chảy mạn tính từ việc nhiễm kế phát

– Chỉ lấy ruột non, không lấy manh tràng

– Lấy ruột non để vào túi lynon có chứa đá

– 1 bộ ruột non cho 10 nái

– 1 bộ ruột non + 250 ml sữa tươi hoặc nước sạch không chứa CL2
2.2.2 Tiến hành
– Pha trộn ruột non.

– 1 bộ ruột non cho 10 nái (giữ trong đá)

Hinh anh:  1 bo  250ml sua tuoi

– 1 bộ + 250ml sữa tươi

  • Thêm vào Colistin 200 ppm

hoặc Gentamycin 200 ppm

  • Khuấy đều và đợi 20 phút.

  • Cho nái mang thai ăn: 1 thìa /nái

  • 1 thìa cho nái trộn vào thức ăn

3.  Thực hành quản lý trại

3.1 Xây dựng hệ thống an toàn sinh học:

  • Hàng  rào  xung  quanh  trại  kiểm  soát  người  và động vật vào trại.

  • Đặt mua và thay thế heo nọc và nái tơ từ những trại  giống  đã  kiểm  chứng  không  có  bệnh  PED.

  • Trong trường hợp nghi ngờ, kiểm tra ELISA test trước khi chuyển nọc và nái về trại.

  • Những người không được cho phép không được bước vào trại. Lái heo, lái xe tải không được phép tiếp xúc với heo và nhân viên trong trại.

  • Xe tải vận chuyển thú không rửa xe trong khuôn viên trại. Chỉ cho phép các xe đã áp dụng rửa sạch và khử trùng đúng cách được phép vào trong trại.

  • Xe tải vận chuyển thức ăn phải đến thẳng từ nhà máy thức ăn và không được qua trại khác.

  • Rửa tay và sát trùng ủng tại các điểm vào trại.

  • Kiểm soát vật nuôi, côn trùng (chuột, gặm nhấm, ruồi muỗi) và chim (chim trên máy nhà).

  • Người vào trại phải kiểm soát và cách ly (48 giờ – và không có tiếp xúc với heo/quầy thịt/thịt heo).

  • Tất cả khách thăm trại và nhân viên khi vào trại phải tắm và thay đổi quần áo, ủng do trại cung cấp.

3.2 Kiểm soát dòng di chuyển heo đúng cách:

  • Tránh tắc nghẽn.

  • Tránh ghép đàn heo từ nhiều nguồn trại.

  • Kiểm  soát  giai  đoạn  trống  chuồng  hợp  lý.

  • Thường từ 5-7 ngày để trống tính từ thời điểm làm sạch và sát trùng chuồng và không tính từ thời gian lúc chuồng để trống.

  • Làm sạch và sát trùng kim tiêm sử dụng lại và những vật dụng trong trại. Bảo quản thuốc hợp lý. Chỉ sử dụng kim tiêm vaccin một lần.

3.3 Phương pháp làm sạch và vệ sinh đúng cách:

  • Làm sạch máng ăn/thức ăn hàng ngày.

  • Làm sạch sàn, tường, hệ thống thoát nước.

  • Sát trùng và phun sát trùng từ 2-3 lần/tuần.

  • Loại bỏ thú chết ở những nơi hợp lý.

3.4 Tăng độ thoải mái cho heo:

  • Tránh stress do nóng hoặc lạnh. Kiểm soát nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn heo.

  • Tránh nuôi heo quá chật. Kiểm soát mật độ heo (số heo/chuồng) và diện tích sàn…

  • Cung cấp hệ thống quạt thông thoáng thích hợp.

  • Hạn chế di chuyển heo.

3.5 Chiến lược dinh dưỡng

  • Cung cấp thức ăn cân đối dinh dưỡng và bổ dưỡng

  • Loại bỏ thức ăn vấy nhiễm, nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch như:

  • Độc tố nấm mốc – bổ sung chất hấp phụ độc tố nấm mốc

  • Dioxins,  PCBs,  kim loại nặng  –  nên chuyển đổi sang sử dụng khoáng hữu cơ

  • Chất kích thích miễn dịch có thể sử dụng vào trong thức ăn chăn nuôi giúp heo đáp ứng miễn dịch tốt hơn với bệnh dịch.

  • Immunoglobulins từ trứng

  • Nucleotides

  • Nhân tế bào nấm men

Bệnh tiêu chảy cấp – PED là bệnh truyền nhiễm do virus gây bệnh ở tất cả các giai đoạn trong đời sống của heo. Phương pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh PED là an toàn sinh học, tiêm vaccin và vaccin tự chế. Cần đảm bảo heo và nái được trang bị hệ thống đề kháng tự nhiên chống lại bệnh PED với hàm lượng dinh dưỡng thích hợp và chú ý đến các bước thực hành quản lý trại tốt. Nếu các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát được thực hiện đúng, PED có thể bị loại trừ và tránh được thiệt hại kinh tế do bệnh PEDV gây ra.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức để phòng và điều trị bệnh tiêu chảy cấp – PED nhanh chóng và hiệu quả tránh thiệt hại về kinh tế.

Sudo Vật Nuôi

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *