Chữa và điều trị viêm đại tràng như thế nào?

Để điều trị triệt để viêm đại tràng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân của bệnh. Đa số các triệu chứng như tiêu chảy và đau bụng sẽ tự khỏi mà không cần phải can thiệp y tế, tuy nhiên,trong các trường hợp cụ thể cần có sự can thiệp của y tế bao gồm:

768169 Chua va dieu tri benh viem dai trang

1. Tác động cần thiết từ bác sĩ Nhiễm trùng : 

Nhiễm trùng gây tiêu chảy và viêm đại tràng có thể có hoặc có thể không cần thuốc kháng sinh, tùy thuộc vào nguyên nhân. Nhiễm virus thì chủ yếu là bù dịch và cần một thời gian để cơ thể sinh kháng thể diệt virus là bệnh sẽ tự thuyên giảm. Một số nhiễm trùng do vi khuẩn như Salmonella cũng không cần điều trị kháng sinh, các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kháng

sinh trong việc điều trị tiêu chảy do Salmonella thì cũng không cải thiện thời gian khỏi bệnh. Bệnh nhiễm khuẩn khác như Clostridium difficile luôn luôn đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.
IBD : bệnh viêm ruột (IBDs) như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn , thường được kiểm soát bởi sự kết hợp của các loại thuốc được sử dụng theo một trình tự nhất định. Ban đầu, các thuốc kháng viêm được sử dụng, nếu không có hiệu quả thì các thuốc ức chế hệ miễn dịch có thể được sử dụng. Trong các trường hợp nghiêm trọng , phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ tất cả các bộ phận của đại tràng và ruột non bị tổn thương.

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ :

Điều trị viêm đại tràng thiếu máu cục bộ ban đầu là hỗ trợ, sử dụng các dịch truyền tĩnh mạch để cho ruột nghỉ ngơi ruột và ngăn ngừa mất nước. Nếu việc cung cấp máu cho ruột không được khôi phục, phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ các phần của ruột đã bị mất nguồn cung cấp máu.

768170 Chua va dieu tri benh viem dai trang
Mạch máu bị tắc nghẽn gây hoại tử đại tràng
Tiêu chảy và đau bụng :

Hầu hết các nguyên nhân gây viêm đại tràng đều có triệu chứng tiêu chảy và đau bụng quặn. Những triệu chứng này cũng được tìm thấy với các bệnh nhẹ như ruột do virus (viêm đại tràng). Điều trị ban đầu tại nhà có thể bao gồm một chế độ ăn uống chất lỏng trong vòng khoảng một ngày. Thường thì các triệu chứng sẽ hết mà không cần phải điều trị thêm.

Loperamide (Imodium) là một loại thuốc hiệu quả để kiểm soát tiêu chảy.Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để kiểm soát cơn đau.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm đại tràng, thuốc có thể được quy định để kiểm soát hay chữa trị các triệu chứng. Kháng sinh có thể hữu ích trong viêm đại tràng gây ra bởi một số bệnh nhiễm trùng. Thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm ruột(IBDs).

2. Phẫu thuật viêm đại tràng

Phẫu thuật có thể được yêu cầu cho viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và sẽ tiến triển xấu hơn nếu lựa chọn phương pháp điều trị không phẫu thuật.

3. Các phương pháp khác điều trị viêm đại tràng 

Chế độ ăn : Một chế độ ăn uống chất lỏng ,chất lỏng cho phép ruột được nghỉ ngơi, chất lỏng sẽ được hấp thụ ở dạ dày và ruột non nên chúng sẽ không vào đại tràng để xử lý giống như phân.

Bù nước và điện giải đường uống : là phương pháp điều trị hiệu quả và đơn giản, phương pháp này sẽ hạn chế biến chứng mất nước và điện giải do tiêu chảy gây nên, tuy nhiên tác dụng phụ của nó là sẽ kích thích đi lỏng nhiều hơn, nhưng so sánh với ưu điểm của nó thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Dịch truyền tĩnh mạch : dịch tiêm tĩnh mạch (IV) có thể được yêu cầu, đặc biệt là nếu bệnh nhân không thể uống đủ chất lỏng bằng miệng. Đối với một số bệnh như viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thì việc truyền dịch là chỉ định tuyệt đối vì sẽ không sử dụng đường tiêu hóa để cung cấp dinh dưỡng mà sẽ cho hệ thống tiêu hóa nghỉ ngơi

4. Tiên lượng cho một bệnh nhân bị viêm đại tràng 

Đa số các bệnh nhân tiêu chảy do nhiễm trùng đều được tiên lượng tốt khi bù đủ nước và điện giải mà đôi khi không cần can thiệp điều trị nguyên nhân.

Bệnh nhân bệnh viêm đại tràng mạn tính(IBDs) có thể sẽ yêu cầu chữa trị suốt đời để giúp kiểm soát các triệu chứng của họ. Mục tiêu, cũng như với bất kỳ căn bệnh mạn tính nào , là cho phép bệnh nhân sống một cuộc sống bình thường.

Bệnh nhân viêm đại tràng thiếu máu cục bộ cần phải giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể tổn hại các động mạch. Đây là những rủi ro đối với bệnh tim , huyết áp cao, tiểu đường, và cholesterol cao, và hút thuốc lá . Bệnh nhân thiếu máu cục bộ nghiêm trọng dẫn đến đoạn đại tràng bị hoại tử cần phải phẫu thuật để loại bỏ các hoại tử.

Tham khảo thêm một vài thông tin bổ ích từ bài viết: Viêm đại tràng cần chữa ngay khi mới chớm 

Ở Việt Nam, cứ 3 người lại có 1 người gặp phải vấn đề về đại tràng. Bệnh dễ thành mãn tính và có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, chảy máu nặng hay ung thư nếu không điều trị dứt điểm.

Nhận biết mắc bệnh viêm đại tràng
Bệnh đại tràng có các triệu chứng dưới đây:

– Rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài từ 2 đến 6 lần mỗi ngày.

– Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn.

– Bụng trướng hơi, căng tức, khó chịu dọc khung đại tràng.

– Đau bụng: âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện.

– Dị ứng đồ ăn: dễ đau bụng, trướng hơi, đi ngoài sau khi ăn những món nhiều dầu mỡ, chua cay, rượu bia, café …

Nếu không kiên trì chữa dứt điểm thì bệnh rất dễ tái phát, trở thành mãn tính.

Một khi đã mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính, việc chữa trị trở nên rất khó khăn vì khi ấy, đã xuất hiện những tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng, nhiều bệnh nhân phải chấp nhận “sống chung” với bệnh trong nhiều năm, thậm chí cả đời.

viem dai trang Trang Phuc Linh bach truat ImmuneGamma

Nguy hiểm hơn, viêm đại tràng mãn tính lâu năm sẽ có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính (2-6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%) và ung thư đại trực tràng – 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất ở Việt Nam (theo Giáo sư Nguyễn Xuân Huyên – “Bách khoa thư bệnh học” – 2008)

Sai lầm trong cách chữa trị thông thường
Khi đau bụng đi ngoài, ra nhiều nước, trướng bụng căng tức, chúng ta hay quen với cách tự chữa bằng uống kháng sinh, berberin hay thuốc cầm tiêu chảy. Khi thấy bệnh giảm rồi thì thôi uống thuốc. Tuy nhiên, cách điều trị này không chữa dứt điểm căn bệnh này.

Đó là vì: Thứ nhất, dùng kháng sinh không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: uống chưa đủ liều thì vi khuẩn dễ nhờn thuốc, uống nhiều quá lại gây ra loạn khuẩn ruột, mất đi hệ vi khuẩn có ích trong ruột – vốn vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn.

Thứ hai là dù triệu chứng bệnh không còn nhưng những độc chất do nhiễm khuẩn, do đồ ăn không hợp vệ sinh, do kháng sinh…  vẫn để lại những tổn thương ngay trên lớp niêm mạc đại tràng.

Không được chữa trị dứt điểm, lại thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn nên lớp niêm mạc này trở nên rất dễ kích ứng và tái phát trở lại. Đây chính là “mầm mống” của bệnh viêm đại tràng mãn tính.

Thói quen sai lầm trong điều trị viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng là một bệnh phổ biến, gây nhiều tác động tới cơ thể của người bệnh. Việc điều trị không đúng cách hoặc phát hiện muộn sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Vì vậy nên mỗi người cần có những quan niệm đúng về bệnh này. Nhiều người còn có những sai lầm thường gặp phải trong điều trị bệnh  không chỉ khiến bệnh dai dẳng nhiều năm mà còn khiến người bệnh có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như suy kiệt, thiếu máu, sốc do nhiễm độc, thủng đại tràng và ung thư đại tràng.Hiểu hơn về một số thói quen sai lầm trong điều trị viêm đại tràng ngay dưới đây.

Những quan niệm sai lầm trong điều trị viêm đại tràng
Tự chẩn, tự chữa và những hậu quả: Người bệnh hay quen với cách tự chữa bệnh bằng cách tự mua các loại thuốc kháng sinh, các loại thuốc chống tiêu chảy…khi có các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài… nhiều người bệnh thường tự chữa bằng các loại thuốc cầm tiêu chảy hoặc kháng sinh  Tuy nhiên, các biểu hiện này có thể là tiêu chảy đơn thuần nhưng đôi khi lại là triệu chứng của những bệnh khác.
Vì vậy, cách chữa này không những không giúp chữa dứt điểm bệnh mà còn khiến bệnh nặng hơn. Đặc biệt, đối với thuốc kháng sinh, khi không dùng đúng và đủ liều sẽ gây ra tình trạng vi khuẩn nhờn thuốc hoặc loạn khuẩn đường ruột làm lớp niêm mạc đại tràng bị dễ tổn thương hơn.
Trong nhiều trường hợp, người bệnh lại nhầm lẫn triệu chứng đi ngoài phân sống của bệnh dạ dày, đau bụng đi ngoài của bệnh kiết lỵ… với bệnh viêm đại tràng mạn tính nên không điều trị đúng bệnh.
Khi thấy bệnh có biểu hiện giảm dần thì thôi không sử dụng thuốc nữa, tuy nhiên cách dùng thuốc và điều trị như vậy không có tác dụng chữa dứt điểm căn bệnh này.
Bên cạnh việc tự chữa bệnh thì chúng ta còn thấy một thói quen đó là không chịu uống hết thuốc mà bác sĩ kê đơn điều trị, thấy bệnh của mình giảm không còn các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài nữa là tự ý bỏ thuốc. Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người mắc phải vì bệnh có thể âm thầm phát triển gây bệnh nặng hơn.
Bên cạnh đó, có nhiều người bệnh không tuân thủ đúng nguyên tắc ăn uống trong điều trị bệnh viêm đại tràng nên không khiêng khem các thức ăn dễ gây kích thích như bia, rượu, đồ ăn sống… khiến việc điều trị thường trở nên khó khăn và kéo dài hơn.

“Bảo dưỡng” đường tiêu hóa để chữa trị triệt để 

Với trường hợp mới mắc bệnh, trước hết cần giảm tối đa những đồ ăn gây kích ứng như: đồ ăn sống, chua cay, bia rượu và café. Hết sức hạn chế sử dụng kháng sinh khi chưa cần thiết, có thể dùng berberin cho an toàn, và đặc biệt là cần “bảo dưỡng” lại đường tiêu hóa bằng việc hồi phục niêm mạc đại tràng bị tổn thương để tránh nguy cơ tiến triển thành mãn tính.

Với trường hợp đã mắc bệnh hơn 1 năm, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, nội soi để tìm tổn thương (nếu có) để chữa trị, và phát hiện sớm các biến chứng nặng hơn.

Người bệnh cũng cần chú ý đến “chìa khóa” cơ bản để chữa khỏi bệnh một cách tự nhiên, không lệ thuộc thuốc là: tăng cường sức đề kháng, hồi phục niêm mạc đại tràng và cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Trong điều trị tận gốc bệnh đại tràng, đáng chú ý là hoạt chất ImmuneGamma® (phát minh tại Mỹ năm 2009) với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột.

Lời khuyên: Khi có triệu chứng của bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được thăm khám và điều trị kịp trời.

Chúc bạn luôn khỏe!

Blogsudo Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *