Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress

Bạn hay gặp những cơn ác mộng, cơ thể mỏi mệt, bạn hay quên, hay hơn nữa là chứng rụng tóc ngày một nhiều…đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang bị stress

1. Hay quên, nhầm lẫn 

Bất kì người nào đang cố gắng giải quyết tất cả công việc dồn lại cùng lúc cũng sẽ khó tập trung, gặp vấn đề về bộ nhớ. Nghiên cứu cho thấy stress mãn tính có thể khiến cho kích cỡ của vùng hippocampus, phụ trách mảng ghi nhớ bị thu hẹp lại, nhưng khi mức độ căng thẳng giảm, nó sẽ trở lại bình thường. Muốn giữ cho bộ não của bạn hoạt động ở mức tối ưu, khi thấy các dấu hiệu đầu tiên của căng thẳng, hãy tập thể dục như dạo bộ, đi cầu thang… Ánh sáng mặt trời và vitamin D cũng giúp cơ thể cải thiện tâm trạng và hệ thống miễn dịch một cách đáng kể.


2. Co giật mí mắt

Thỉnh thoảng bạn bị những co thắt cơ thường xảy ra xung quanh mí mắt và kéo dài trong một vài phút. Stress là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây co giật mí mắt. Mặc dù, thực tế các bác sĩ cũng chưa xác định lý do chắc chắn.

3. Rụng tóc
Từ 3 đến 6 tháng vừa qua, bạn bị stress trầm trọng như sa thải khỏi công ty, hay chia tay người yêu, bạn bàng hoàng nhận thấy tóc mình bị rụng nhiều một cách đáng kể, cả trăm sợi mỗi ngày. Trong phòng ngủ, nhà vệ sinh đâu đâu cũng thấy tóc rơi vãi.

Có nhiều lý do gây rụng tóc, trong đó stress là một nguyên nhân. Thường thì người ta khó nhận ra mối liên hệ này, bởi hiện tượng rụng tóc xảy ra muộn vài tháng sau sự kiện căng thẳng, chẳng hạn cái chết của người thân trong gia đình hoặc việc sinh con. 

Nguyên nhân rụng tóc vì nội tiết tố androgen bị phóng to lên trong thời gian bị stress gây rối loạn nang lông và tình trạng rụng tóc là khó tránh khỏi. Không có một loại thực phẩm chức năng nào có thể chứng minh khả năng chống rụng tóc và khôi phục mái tóc trong trường hợp này cả. Chìa khóa chữa “bệnh” ở đây là chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp tăng trưởng tế bào.Tuy nhiên, đa số trục trặc này sẽ tự hết sau khi cơn stress chấm dứt.

4. Buồn ngủ

Đờ đẫn, buồn ngủ – đó có thể là dấu hiệu căng thẳng. Kích thích tố căng thẳng làm tăng adrenaline trong cơ thể khiến người ta dễ buồn ngủ. Bên cạnh đó, sự căng thẳng cũng sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, nên bạn thức dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh. Để khắc phục điều này, hãy tạm gác công việc, đi ngủ sớm hoặc chợp mắt 30 phút buổi trưa, trở lại với công việc bạn sẽ thấy tập trung, năng suất hơn.

5. Xước măng rô

Bạn đã từng bị xước măng rô chưa? Bạn có hay cắn móng tay không? Tình trạng này có thể là kết quả của sự căng thẳng thần kinh.Cắn móng tay mỗi khi lo lắng là khi chúng ta đã quá căng thẳng và tự làm xao nhãng bản thân bằng hoạt động cắn móng tay. Cắn móng tay là một cách phổ biến mà nhiều phụ nữ lựa chọn để đối phó với cảm giác căng thẳng và lo lắng.

Nếu bạn đang bị căng thẳng, hãy thử nén chặt sự  căng thẳng ấy bằng cách gọi điện thoại cho bạn bè hoặc người thân. Hoặc là bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách báo, nghe nhạc, đi dạo…

6. Hệ miễn dịch yếu đi
Có lẽ ảnh hưởng dễ thấy nhất mà stress gây ra là hệ miễn dịch của bạn yếu đi. Đồng nghĩa với việc bạn dễ mắc bệnh hơn, và mắc bệnh thông thường cũng lâu khỏi hơn. Một cách tốt để đối phó với stress và tăng miễn dịch là tập thể dục.
7. Ra mồ hôi quá nhiều
Bạn toát mồ hôi khi bị căng thẳng, nhưng cũng có một số người mắc bệnh ra mồ hôi quá mức, cần phân biệt tình trạng cụ thể. Nếu là do căng thẳng, hãy thử tập yoga. Nếu do bệnh, hãy gặp bác sĩ.

8. Đau cơ 

Khi bạn bị đau cổ, bạn thường nghĩ đó là do bạn đã ngồi trước máy vi tính quá lâu nhưng thực tế, đây có thể là một dấu hiệu của stress. “ Stress chắc chắn có ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương của chúng ta, gây nên chứng co cơ”, Tiến sỹ Elizabeth Lombardo – một nhà tâm lý học và vật lý trị liệu ở Ireland giải thích. Nếu bạn đã từng trải qua stress thì bạn sẽ tin rằng các triệu chứng co cơ bắp có liên quan đến stress.

9. Nứt môi, rạn khóe miệng
Theo chuyên gia Watts, nguyên nhân của hiện tượng này là sự thiếu hụt các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6.
Các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của hệ thần kinh và rất cần để cơ thể tiếp nhận năng lượng từ các protein, chất béo và cacbonhyđrat mà chúng ta ăn. Trong đó, vitamin B6 có liên quan đến quá trình sản xuất hai chất dẫn truyền thần kinh (các hóa chất não) serotonin và dopamine, vốn giúp điều phối tâm trạng và động cơ, cũng như melatonin chi phối giấc ngủ.
Nguồn thực phẩm bổ sung: cà rốt, các loại thịt, trứng, cá, đậu, rau cải bó xoong, hạt hướng dương, quả óc chó, quả bơ, chuối, xúp lơ xanh, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bắp cải, ngô và khoai tây.

10. Những cơn ác mộng
Khi bạn có những giấc mơ tích cực, bạn sẽ thức dậy trong một tâm trạng tốt hơn trước khi bạn đi ngủ, tiến sĩ Rosalind Cartwright, giáo sư tâm lí học tại trung tâm y tế,trường đại học Rush chia sẻ. Khi bị stress, bạn thức dậy thường xuyên hơn, những hình ảnh ám ảnh sẽ xuất hiện liên tiếp và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thói quen ngủ tốt có thể giúp ngăn chặn điều này, khi bạn ngủ từ 7 giờ đến 8 giờ một đêm và tránh caffeine, rượu hay chất kích thích trước giờ đi ngủ.
11. Nghiến răng
Stress kéo dài thường bộc lộ qua việc nghiến răng, siết chặt hàm, một phần do các cơ kéo căng quanh miệng làm tăng sự cảnh giác của bộ não. Thủ phạm của hiện tượng này là sự thiếu hụt vitamin B5.
Vitamin B5 thường được nhắc tới như một loại vitamin chống stress, do nó hỗ trợ việc sản sinh các hoóc môn thượng thận, cholesterol và các kháng thể miễn dịch trong quá trình đối phó với stress. Theo bà Watts, việc sản sinh cholesterol không phải luôn “xấu”, vì chúng ta cần nó để tạo ra các tế bào mới cũng như các hoóc môn steroid giúp chống stress.
Vitamin B5 cũng rất cần cho việc sản sinh chất dẫn truyền thần kinh ghi nhớ acetylcholine, vốn còn giúp chúng ta trấn tĩnh sau khi vượt qua căng thẳng.
Mọi người được khuyên uống thuốc bổ sung các vitamin nhóm B dưới dạng tổng hợp, vì chúng sẽ cùng nhau hỗ trợ quá trình sản sinh năng lượng và bảo đảm sức khỏe hệ thần kinh của chúng ta.
Nguồn thực phẩm bổ sung: thịt bò, trứng, rau tươi, cật, gan, các cây họ đậu, nấm, quả hạch, cá nước mặn, bột lúa mì đen.
12. Táo bón và tiêu chảy luân phiên
Nguyên nhân của hiện tượng là thiếu hụt magiê. Đây là một khoáng chất thiết yếu, với 70% trong xương và 30% trong các mô mềm và chất dịch cơ thể. Chúng ta sử dụng hết lượng magiê khổng lồ này trong khi cơ thể chống chịu stress và khi chúng ta ăn đường.
Khả năng trấn tĩnh các cơ và bộ não sau stress phụ thuộc vào magiê và bạn có thể thấy vòng luẩn quẩn khi stress phá hủy nó và khả năng đối phó của chúng ta bị suy giảm. Lượng magiê trong cơ thể thấp gắn liền với các biểu hiện điển hình liên quan đến stress như sự lo âu, cáu kỉnh, mất ngủ, trầm cảm và đau cơ.
Do các cơ của hệ thống tiêu hóa cũng phụ thuộc vào magiê và chúng ta cảm thấy stress rất rõ ở hệ thống thần kinh trong ruột, nên lượng khoáng chất thấp thường biểu hiện qua sự trục trặc trong chức năng điều phối cơ tiêu hóa, khiến chúng ta có xu hướng bị táo bón hoặc tiêu chảy luân phiên.
Ngoài việc bổ sungg qua các nguồn thực phẩm, bạn có thể uống thuốc bổ sung 300 – 500mg magiê/ngày.
Nguồn thực phẩm bổ sung: kiều mạch, quả hạch, đậu tương, rau xanh đậm, cà rốt, đậu, khoai lang, hạt vừng, hạt hướng dương, cây đậu lăng, quả bơ, súp lơ, thịt, cá.
13. Nướu chảy máu
Thủ phạm khiến nướu chảy máu là sự thiếu hụt vitamin C. Đây là một chất chống oxy hóa cần thiết cho ít nhất 300 chức năng trao đổi chất của cơ thể người.
Vitamin không chỉ hỗ trợ sản sinh các hoóc môn chống stress và protein interferon của hệ miễn dịch, mà còn cần thiết cho sự sản sinh collagen tạo nên tất cả các mô trong cơ thể. Đó là lí do tại sao với bệnh nhân scurvy do thiếu hụt vitamin C, các mô trong cơ thể không thể được bồi bổ và kiệt quệ.
Một dạng rất nhẹ của chứng bệnh này có thể bộc lộ qua việc dễ thâm bầm và chảy máu nướu khi đánh răng. Các biểu hiện khác của sự thiếu hụt vitamin C là việc dễ bị viêm nhiễm, cảm lạnh và khó hồi phục bệnh.
Nguồn thực phẩm bổ sung: các quả họ cam – quýt, rau xanh, măng tây, quả bơ, cải xanh, dưa đỏ, cải xoăn, xoài, hành, đu đủ, đậu xanh, dứa, củ cải, rau bina, dâu tây, cà chua và cải xoong.
14. Thường xuyên viêm nhiễm vùng họng và ngực
Thủ phạm là thiếu hụt vitamin A. Đây là vitamin thiết yếu cho khả năng nhìn ban đêm, sức khỏe và khả năng mau phục hồi, chống viêm nhiễm ngoài da cũng như niêm mạc của các hệ thống hô hấp, dạ dày – ruột và đường tiểu của con người.
Khi gặp vấn đề với việc đối phó với các cơn cảm lạnh, khiến chúng thường di chuyển tới vùng ngực và cổ họng của bạn, hãy tăng lượng vitamin A trong cơ thể thông qua hấp thụ nhiều rau xanh và các loại thịt hữu cơ chất lượng cao, dưới dạng hầm. Việc bổ sung đủ kẽm cũng cần thiết để huy động và giải phóng nguồn vitamin A dự trữ.
Nguồn thực phẩm bổ sung: gan động vật, dầu gan cá, các loại rau, quả màu xanh, vàng, đỏ như măng tây, súp lơ xanh, dưa đỏ, cà rốt, đu đủ, bí ngô, ớt, …
15. Tinh thần uể oải

Tinh thần không còn phấn chấn, không có hứng thú với tất cả, không thích nói chuyện và cũng chẳng muốn làm việc gì. Các hoạt động xã hội ít đi, không muốn đi lại với bạn bè, thậm chí đóng cửa ở một mình.

16. Cáu giận vô cớ

Bạn thường xuyên cảm thấy buồn phiền vì nhũng điều không nhỏ nhặt nhất. Thậm chí tính nết thay đổi xấu đi. Một việc làm nhỏ cũng khiến bạn dễ nổi cáu.

17. Sâu răng

Thường sâu răng là do vấn đề vệ sinh răng miệng nhưng căng thẳng cũng có thể là thủ phạm gây sâu răng, đặc biệt khi bạn có thói quen nghiến răng (kể cả ban ngày hay ban đêm). Theo chuyên gia, thói quen xấu này có thể làm ăn mòn răng, làm cho răng dễ bị sâu. Vì thế, nếu cảm thấy triệu chứng nghiến răng gây phiền toái, khó chịu, hãy gặp nha sỹ để có giải pháp bảo vệ răng.

Stress là bệnh thường gặp khi căng thẳng quá mức vì vậy khi có các dấu hiệu trên bạn nên nghỉ ngơi thư giãn. Có thể tham khảo ý kiến bác sỹ nếu tình trạng kéo dài

Chúc bạn có một sức khỏe tốt nhất!

Ms. Su Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *