Cách nuôi cá Betta khỏe thiện chiến

Cá betta là  một chi thuộc dòng cá “xiêm” là một loại cá phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Ngoài ra còn có tên gọi khác là là lia thia, cá đá, cá chọi, giống cá này đa dạng về màu sắc, và thiện chiến. Sau đây xin chia sẻ với các bạn một số bí quyết nuôi cá betta sao cho thật khỏe, màu sắc tuyệt đẹp và chiến đấu giỏi.

Xin nêu vài cảm nhận về cá trước , cá chọi bản tính là máu từ bé , nếu đã thua một lần nó sẽ biết sợ , kích thước + sức khỏe + tuổi đời + bản năng + tập thể thao sẽ tạo ra một chiến binh thật sự

Cách nuôi cá Betta khỏe đẹp
Cách nuôi cá Betta khỏe đẹp
Cá Betta là 1 chi thuộc giống cá Xiêm, là tên gọi chung cho một số loài cá thuộc chi Betta gồm Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis, Betta smaragdina; chủ yếu là dùng để chỉ loài B. splendens. Chúng còn có tên khác là cá lia thia xiêm, cá chọi xiêm. Tên của chi này có nguồn gốc là từ ikan bettah (một ngôn ngữ địa phương của Malaysia).Cá xiêm là một trong số những loài cá cảnh (cá kiểng) nước ngọt phổ biến nhất thuộc họ Osphronemidae, bộ Perciformes.
Cá xiêm vốn là loài Betta thuần dưỡng lâu đời ở Thái Lan rồi sau đó lan ra khắp thế giới. Được biết có 4 loài Betta hoang dã ở Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Campuchia với tên gọi theo tiếng địa phương lần lượt là pla-kad, ikan bettah và trey krem, có quan hệ huyết thống với cá Xiêm (tức Betta thuần dưỡng) là Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis và Betta smaragdina. Như vậy cá Xiêm là giống lai tạp (hybrid) (Bản thân tên tiếng Anh cũng nói lên nguồn gốc xuất xứ của nó: Siamese fighting fish – cá chọi Xiêm).
Cá xiêm trưởng thành dài khoảng 6 cm (có một số giống dài 8 cm). Gần đây người ta còn lai tạo được những giống cá xiêm khổng lồ (giant bettas) dài trên 8 cm.
Được biết đến như một loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ với bộ vây chảy dài tuyệt đẹp nhưng màu sắc tự nhiên cá xiêm hoang dã chỉ là màu xanh lá cây xỉn (dull green) và màu nâu, ngoài ra bộ vây của cá xiêm hoang dã tương đối ngắn.
Tuy nhiên do quá trình lai tạo chúng ngày càng có màu sắc sặc sỡ và bộ vây dài hơn. Ví dụ như những các giống cá xiêm: Veiltail, Delta, Superdelta, Halfmoon..

1. Những điều cơ bản

Ca Canh
Cơ bản về nuôi cá Betta

Về màu sắc: lựa những em màu tươi sáng và sống động. Cá betta có nhiều màu sắc, nhưng màu xanh và màu đỏ khá phổ biến.

Nên lựa những em betta linh hoạt, nó bơi xung quanh khi thấy bạn. Hãy thử di chuyển ngón tay của bạn trở lại và ra ở phía trước.

Sức khỏe tổng thể: Khi lựa cá,bạn nên quan sát kì, cờ xem có bị rách hoặc hư hỏng hay không. Quan sát xem có bất kì cục u hay ký sinh trùng trên thân cá. Nếu bạn thấy có điều gì bất thường, bạn nên lựa một betta khác.

2. Chọn cá

– Mua cá khi vừa tách đực (cái này chỉ dân nhà nghề mới biết con nào là con đực) lúc này còn là cá bột bé tí, mới lên màu nên lựa phải có kỹ thuật.
– Chỉ chọn con nào to nhất, cả bể có khoảng vài ngàn con, con nào to thì mua (cái này phải nịnh chủ nhà, mình thì vừa nịnh vừa trả thêm tiền để phá bể).
– Ưu tiên màu xanh (cái này hơi thuần túy 1 tí) vì con gì cũng phải phù hợp với đặc thù môi trường sống, màu sắc con cá nói rằng nó có gen của tổ tiên sống ở vùng thiên nhiên màu mỡ xanh tốt.

3. Chuẩn bị hồ nuôi

Cách nuôi bể xi măng, gốm:

Đến mấy lò nung, đặt vại muối dưa đường kính 30cm, cao 65cm, cách miệng vại 15cm đục hàng lỗ tràn nước mưa bằng que kem.
Cho đất thịt vào vại cho nước vào quấy loãng như súp, dùng giẻ rách (không dùng giẻ lành) nhúng vào dung dịch phết đều lòng vại, để khô 2 hôm rồi bơm đầy nước vào vại ngâm khoảng 1 tuần, sau 1 tuần đổ hết ra súc xả qua loa thôi nhé để cấy rêu.
Chọn chổ đất không trũng thoáng đãng có ánh sáng mặt trời, chôn 20cm vại cá xuống đất (cái này gọi là tiếp âm rất quan trọng) nó khiến ổn định nhiệt độ và giảm điện trở trong nước mưa khiến bọn cá không bị điên.
Nếu ánh nắng quá gay gắt thì làm mái che cho nó, làm cao một tí đi đỡ bị cộc đầu, nếu làm bằng phên nứa thì làm mái nghiêng, vì khi lên mốc nhỏ giọt ranh vào vại cá dễ gây ngộ độc, nếu làm bằng lưới trồng lan thì ngâm lưới trong nước mưa vài ngày cho hết dầu DOP trên lưới rồi hẵng căng, làm sao khi nắng thì che, khi mưa thì tháo cho cá đón nước mưa.
Xả nước lần đầu tiên vào vại 100% nước mưa mới, khi nào đóng rêu thành vại mới thả cá.

Nuôi bể kính:

Ca Canh
Bể kính nuôi cá
Trên thị trường, có rất nhiều hồ thiết kế riêng cho betta. Chọn một bộ thích hợp để cá phát triển và khỏe mạnh,tránh những rủi ro có thể.
Sản phẩm khuyên dùng:
Be ca mini thong minh co den US04082
Bể cá mini thông minh có đèn US04082
– Giá bán: 139 nghìn vnđ (đã giảm giá 50%)
– Kích Thước : 14,3×10,5×25,5 (cm)
– Chất liệu cao cấp
– Bền đẹp, trong suốt

Xem thêm

Không nuôi cá betta chung với một số loài cá khác. Vì cá betta bản chất là một loài cá sinh ra để chiến đấu, chúng sẽ giết những con cá hiền hơn.

Cá betta nhiệt độ thích hợp từ 24-27 độ.

Tránh để đá lổm chởm hoặc đồ trang trí vì như vậy có thể làm rách vây, trầy xước cá.

Có thể trồng một số cây thủy sinh, một số loại bèo, lục bình.

4. Nuôi cá betta cộng đồng

Nếu bạn muốn thêm nhiều cá betta trong 1 hồ, bạn nên cân nhắc. Cá betta có xu hướng thích sống một mình và có thể tiêu diệt các loài cá khác và thậm chí ốc nếu bổ sung vào bể.

Cá betta trống không thể sống chung với một betta trống khác. Đó là lý do chúng được đặt tên là Cá chọi (Cá chiến đấu). Trong hồ cá,chúng sẽ chiến đấu quyết liệt để bảo vệ lãnh thổ. Nếu hồ cá của bạn không ngăn ra, thì nguy cơ sẽ mất 1 trong 2 betta.

Đối với cá betta mái,nên thả vào bể một nhóm 5 con hơn là chỉ để 2 betta mái trong 1 hồ. Chúng sẽ thiết lập trật tự.

Môi trường tốt nhất để nuôi betta là nước mềm, ấm và có độ ph trung tính hoặc nhẹ. Đây là 1 loại cá yêu thích nước tĩnh nên chúng ko thích hợp cho bể có chạy o2 hay máy lọc. Cá betta khi nhỏ ta có thể nuôi chung với nhau nhưng khi trưởng thành chúng thường tỏ rõ bản năng của chúng, nếu như chúng có biểu hiện tranh giành lãnh địa thì ta nên tách chúng ra nơi khác. Tuy nhiên các con mái thì ta có thể nuôi chung chúng đến lớn mà ko sợ, nhiều con có tính khí khác chút thì chúng hay cắn cá mái khác, nhưng bạn cũng đừng quá lo âu vì chúng chỉ hung hăng tí thôi.

5. Thêm nước vào bể

Nước nên được khử CLo trước khi cho vào bể. Clo và chloramines trong nước máy có thể gây hại cho cá betta, cũng như giết chết tất cả những vi khuẩn có lợi.

Cá betta rất năng động,và có thể nhảy qua 3.5 inchs( 7.5 cm).

Ca Canh
Thêm nước vào bể

6. Thả betta vào bể mới

Khi thả betta vào môi trường mới, chúng ta không nên vội vàng cho vào ngay. Mà chậm rãi, cẩn thận để bịch cá vào hồ, để cá thích nghi với môi trường và nhiệt độ xung quanh và tránh shock nước.

Ca Canh
Thả cá Betta vào bể

7. Nuôi cá

– Một 1 con trong 1 vại
– Lấy 1 cái chậu cây bằng gốm đặt nằm ngang dưới đáy vại làm tổ cho cá, bắt cá mỗi lần đớp bọt phải bơi lên 50cm nước
– Không để cá đói dù 1 ngày, có thực mới vực được đạo
Ca Canh
Cho cá Betta ăn

Các sản phẩm đông lạnh và khô thường là tốt nhất. Nó an toàn hơn và không bị ký sinh trùng.

Chế độ ăn uống của Betta của bạn nên bao gồm chủ yếu là thức ăn viên.

Ăn quá nhiều là một vấn đề của cá betta. Bạn nên có một thời gian biểu cho ăn phù hợp. Cá đói cá không chết, cá no quá cá chết. Một số betta tham ăn dẫn đến sình bụng, và sau đó là tử vong. Một số khác biết dừng lại khi đã ăn no.

Dọn sạch tất cả những thức ăn mà betta không ăn. Quan sát xem betta của bạn có dấu hiệu phun thức ăn ra ngoài. Điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy Betta của bạn kén ăn, hoặc cũng có thể là các viên thức ăn quá lớn đối với miệng của Betta. Trớ trêu thay, hầu hết các công ty thức ăn cho cá không nhận ra rằng cá Betta có miệng nhỏ hơn.

Ngoài ra, bạn có thể mua tôm sống. Sau đó, rửa sạch hoặc băm nhuyễn để vừa miệng với cá betta. Lưu ý rằng, khi bạn băm nhuyễn tôm, protein từ trong tôm sẽ tiết ra rất nhiều. Do đó, bạn cần rửa sạch.
Thức ăn chủ yếu là trùn chỉ, thỉnh thoảng lấy cua đồng đập dập chia nhỏ ăn trong ngày (tránh gây thối nước).
Lá bàng khô ngâm nước 1 tuần lại vớt lên phơi khô, cắt nhỏ bằng bao diêm cho mỗi vại 5, 6 miếng, làm thức ăn khô, chủ yếu là điều hòa PH.
Buộc vài cọng rong la hán, rong đuôi chó vào nóc tổ cá không cho trùn chỉ làm tổ dưới gốc rong, nếu thấy cá nghỉ trên lá rong thì bỏ rong ra (không tao thói quen sấu cho cá)
Kiểm tra khống chế rêu hại trong lòng vại nuôi.

8. Giữ bể betta sạch

Cá betta hầu như khỏe mạnh ở các loại nước khác nhau,chẳng hạn như nước cứng và mềm. Điều này có nghĩa rằng bạn không nên thay nước thường xuyên.

Thay nước 1 tuần một lần.

Đặt Betta của bạn trong ca hoặc thau chứa đầy nước cũ trong khi rửa hồ. Thay 1/3 nước, bơm nước đã khử clo vào hồ.

9. Luyện đao

Nuôi vại khoảng 1 tháng thì cho tập lần đầu, bắt 1 con vào chai 65 thả cả chai vào vại khác khoảng 10 phút sau giờ ngọ (làm nhẹ nhàng tránh động nước làm cá hoảng), làm vậy liền trong vòng 1 tuần, mỗi ngày lần.
Sau khi cho tập lần 1 khoảng 2 tuần thì lọc cá, phá vây.
Khử trùng hồ cá bằng thuốc diệt nấm cho cá, pha 50% so với công thức trong mỗi vại hai ngày sau thì lọc cá.
Sau giờ ngọ (12 giờ trưa) dùng vợt nhẹ nhàng bắt con ở vại này cho sang vại kia, lúc này nên ngồi xem đòn cá, ưu tiên mấy em viện mắt trung ương, sau đó là răng hàm mặt, mấy em phá vây là hàng thứ phẩm, ghi tên đóng dấu cho em nó.
Nếu chạy ngay từ đầu thì nuôi tiếp, nếu sau khi lọc 15 phút không chạy thì nuôi tiếp, nếu đánh rồi mà chạy thì cho đánh nhau với gà.
Tháng tiếp theo chuẩn bị phá vây lần 2, cũng khử nấm như lần 1, lần này khi ghẹ lọ nên kết hợp với phun vòi nước thảng vào vại tạo dòng xoáy như khi thay nước.
Tập đến ngày thứ 3 thì nghỉ 2 ngày lấy sức, bỏ ăn từ đêm hôm trước chuẩn bị hôm sau phá vây cố định.
Sau giờ ngọ thả cá vào nhau, để 30 phút vớt ra cắt vây (đoạn này quan trọng nhất) dùng kéo bằng sắt (không dùng kéo inox) khử trùng bằng cồn 90 độ để khô ráo.

– Vây buồm giữ lại 60%

– Vây bụng giữ lại 50%

– Tuyệt đối không cắt vào calavat

– Vây đuôi giữ lại 30%

– Hạn chế cắt vào xương cứng của vây
– Thả lại vại cũ, dùng miếng gương nhỏ cho cá xù vè vài cái là nghỉ
Nuôi khoảng tuần nữa thấy vây non mọc ra thì ghẹ lọ vài hôm mỗi lần khoảng 10 phút, sau đó cách 3 ngày ghẹ lọ 1 lần và tăng thêm 10 phút nhưng không nên để quá 1 giờ 20 phút sẽ làm cá mệt.
Khoảng 4 tháng tuổi cá phá vây lần cuối làm như trên, sau 1 tuần không ghẹ lọ nữa cho cá nghỉ tuyệt đối chờ ngày chiến.

10. Công chiến

Cá đánh tốt nhất từ tháng thứ 5,5 đến 6,5 tháng tuổi.
Tuyệt đối không nên đánh đến trân thứ 2 (1 trận là đủ cho những gì nó cống hiến rồi).
Trước khi đánh 2 ngày tiến hành xùy mái.
Cách xùy mái nên chọn con mái nào trứng già phát dục tốt (mái cũ càng tốt nó đong đưa hơn vì nếm mùi đời rồi) thả vào vại đến khi nào thấy ăn sam rồi thì tách ngay ra chai để bên cạnh.
Cá đực thấy mất cái bơi lung tung kệ nó nhé.

Trước khi đánh vớt ra chai cho hai con nhìn nhau khoảng 5 phút là tách ra dùng dấy đen bọc đến cổ chai và lên đường.

11. Sinh sản

Cá betta có tuổi thọ khá ngắn 2-3 năm tuổi đôi khi chăm tốt cá có thể đến 4 năm tuổi. Nhưng cá đến thàng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng. Và việc chọn lựa một con cá trông và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt ko, vì thế có cách chọn lựa sau:
Cá Trống:
Càng lớn tướng càng tốt, màu sắc phải thật chuẩn của loại, vây vảy ko được rách hay nhợt nhạt màu sắc, vây bụng và vây lưng xòe phải rộng, ko dị tật, và mang tính hung hăng càng cao càng tốt, cách đầu tiên là xem trên nhà của cá trống có bọt nổi ko, nếu con nào bọt nổi thì con đó đang “sung” và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con.
Cá mái:
Cũng giống như cá trống, nhưng cá mài cũng cần chú ý đến “bụng” xem bụng chúng to tròn chứa , tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có “mụn trắng” chưa, nếu có thì cá mái đã sẵn sàng.
Chuẩn bị nơi sinh sản:
Sản phẩm khuyên dùng:
Hop uom ca bang nhua ISTA
Hộp ươm cá bằng nhựa ISTA
– Giá bán: 299 nghìn vnđ
– Hộp ươm cá; lồng nuôi cá bé; lồng dưỡng cá đẻ
– Lồng dưỡng cá bệnh; gắn trong hoặc ngoài bể
– Chất liệu cao cấp

Xem thêm

Chọn nhà cho betta sinh sản khá dễ dàng, chúng ta có thể dùng một chậu hoa kiểng bán kính 40cm hay hồ xi măng dày 50x25x25 là được. Đầu tiên ta nên cho ca 1mái vào trước sau đó cho cá trống vào một keo nhỏ rồi cho cá vào bể ép chung với cá mái sau 1 ngày thì ta thả cá trồng và mái chung 1 bể (cho cá trống hay cá mái ko tấn công nhau quá nhiều) nhưng trước khi ép ta nên cho cả 2 con ăn thật no là thật đủ chất dinh dưỡng, đến ngày thứ 2 sau vài pha rượt đuổi cá trống sẽ nhả bọt và hết lòng ve vãn lôi cuốn con mái đến tổ bọt sinh sản, khi cá mái đã đống tình thì cả 2 con sẽ đến dưới bọt cuộn tròn nhau và cá mái “xịt” trứng ra liền đó cá trống thực hiện nhiệm vụ cho trứng, sau khi cá mái sinh sản xong thì cá trống liền đáng đuổi cá mái đi chổ khác, lúc này ta nên tách cá mái ra nơi khác và tẩm bộ lại sau 10 ngày hay 20 ngày ta có thể cho sinh sản tiếp.
Cá trống tiếp tục chăm sóc ổ trứng và luôn xục lục đáy bể để tìm kiếm trứng rơi rớt để mang trở lại tổ bọt. Tùy vào khí hậu thời tiết mà 2-3 ngày sau trứng nở, khoảng một tuần sau thì cá con sẽ có thể bơi lội tự đo trong bể và lúc này ta nên tách cá bố ra thật nhẹ tay tránh làm động ổ cá con và cho nhiệt trong bể là 26 độ, khi bắt cá trống ra thì ta cũng nên tẩm bổ lại tốt nhất là trùn chỉ.

Sau khi cá con nở được 03 ngày thì có thể cho cá ăn nước xà lách đã ngâm thối rữa (02 muỗng cafe/1 ngày, chia làm 02 lần), kết hợp cho một lượng bobo vừa đủ. Cá con sau 2 tuần là có thể ăn được bobo và khi lớn hơn chút là có thể ăn được trùng chỉ, lúc này có thể thay nước cho cá. Cá con nên nuôi chung với rong, không nên nuôi trong bèo tai tượng hay lục bình vì cá sẽ bị nhiễm kí sinh, cá lâu lớn và chết dần.

Sản phẩm bể cá mini dùng để nuôi cá Betta khuyên dùng:

Be ca mini thong minh co den US04082
Bể cá mini thông minh có đèn US04082
– Giá bán: 139 nghìn vnđ (đã giảm giá 50%)
– Kích Thước : 14,3×10,5×25,5 (cm)
– Chất liệu cao cấp
– Bền đẹp, trong suốt

Xem thêm

Be ca mini de ban OEM
Bể cá mini để bàn OEM
– Giá bán: 598 nghìn vnđ (đã giảm giá 8%)
– Nguồn điện 220V
– Kích thước: 29x26x15 cm
– Dung tích 4 lít
– Bể cá có đèn LED đi kèm
– Bể cá có tích hợp sẵn bộ lọc nước
– Dùng làm vật phong thủy trang trí bàn hoặc làm quà tặng bạn bè

Xem thêm

3 comments

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *