Tác dụng chữa bệnh của cây bồ công anh

Bồ công anh là loại cây thân cỏ có thể tìm thấy hầu hết khắp các tỉnh nước ta, nhưng có lẽ ít người biết được rằng bồ công anh có thể dùng làm thuốc có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Và đặc biệt có tác dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả

Bồ công anh là vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc cổ phương. Bồ công anh giúp chữa khỏi bệnh tắc tia sữa, tiêu độc, viêm loét dạ dày và bệnh viêm phổi

Cây Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica L., Họ Cúc – Asteraceae, trong dân gian cây Bồ công anh còn gọi là cây Bồ cóc, Diếp hoang, Diếp dại, Mũi mác, Diếp trời.

Tùy theo Bồ công anh có hoa tựa màu vàng hay tím, hoa màu vàng thì gọi là Hoàng hoa địa đinh, Hoa màu tím thì gọi là Tử hoa địa đinh hoặc Đại đinh thảo, không có hoa thì gọi là Địa đởm thảo, hoa trắng thì gọi là Bạch cổ đinh.

I. Hình ảnh cây Bồ công anh

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây bồ công anh : cây Bồ công anh nhỏ cao 0,6 – 1,0m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành. Lá dài 30cm rộng 5 – 6cm, mép có răng cưa thưa. Bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa. Bồ công anh mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc.
Cách trồng cây bồ công anh : Trồng Bồ công anh bằng hạt, trồng vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10. Có thể trồng bằng mấu gốc, sau 4 tháng là thu hoạch được.


Bộ phận dùng, chế biến của Bồ công anh : Thường dùng lá Bồ công anh, thu hoạch lá về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, dùng tươi tốt hơn. Cũng có thể dùng cả cây bỏ rễ, cắt nhỏ, phơi khô để dùng.

II. Công dụng của cây bồ công anh

Trong suy nghĩ của nhiều người, bồ công anh chỉ là một loại cỏ dại mà không hề biết tới những lợi ích sức khỏe quan trọng của nó. Lá và hoa bồ công anh có tác dụng làm lành các vết thương và nhiều đặc tính dinh dưỡng vì vậy ai cũng có thể thưởng thức vẻ đẹp và lợi ích sức khỏe của lá bồ công anh. Bồ công anh thường được sử dụng làm món salad và có nhiều protein hơn rau bina. Lá bồ công anh rất giàu canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali và mangan và vitamin A, C, E, K, B1, B2, B6. Gốc của nó có chứa canxi, sắt, kali, lưu huỳnh, silic, magiê, chất diệp lục và phốt pho. Hãy xem các công dụng của bồ công anh được đánh giá trên thế giới:
Tác dụng tiêu độc, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ. Còn dùng uống để chữa bệnh đau dạ dày, ăn kém tiêu.

Tham khảo thêm thông tin bài thuốc nam chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm . Được minh chứng bởi hơn 5000 lượt người đã điều trị hiệu quả, có dẫn chứng đầy đủ chứng thực kết quả điều trị

Liều dùng cây bồ công anh Dùng 10 – 15g lá khô dạng thuốc sắc. Dùng 20 – 40g lá tươi giã với ít muối, vắt nước cốt uống, bã đắp chỗ viêm tấy.

Lá và hoa bồ công anh có tác dụng làm lành các vết thương và nhiều đặc tính dinh dưỡng.

1. Điều trị các bệnh về da 

Bệnh ngoài da do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn có thể được điều trị bằng bồ công anh. Khi bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa. Nhựa bồ công anh có tính chất sát trùng, diệt côn trùng và tính diệt nấm; và nó cũng có tính kiềm cao. Tất cả những sản phẩm chiết xuất từ bồ công anh đều hữu hiệu đối với các bệnh ngoài da như ghẻ, eczema và các chứng ngứa khác.


2. Tốt cho bệnh tiểu đường 

Một lợi ích sức khỏe tuyệt vời của bồ công anh là nó kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Bồ công anh còn được coi là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể và cũng như loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các bệnh nhân tiểu đường đều mắc.

3. Phòng chống ung thư 

Trong y văn cổ truyền thế giới, bao gồm cả người Mỹ bản xứ, Ả Rập và Trung Quốc, từ lâu đã nói về những lợi ích sức khỏe của cây bồ công anh. Một trong những lợi ích quan trọng nhất đó là bồ công anh có tác dụng chống ung thư; đặc biệt là ung thư vú và tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng gốc và rễ của bồ công anh có ảnh hưởng lớn trên các tế bào ác tính và có khả năng kháng hóa trị liệu mà không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.

4. Tốt cho xương 

Bồ công anh rất giàu canxi, nên rất cần cho sự tăng trưởng và sức mạnh của xương. Bồ công anh cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa như vitamin C và luteolin có khả năng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do độc hại có thể gây suy yếu xương nói chung, giảm mật độ xương và lão hóa sớm.


5. Cải thiện chức năng gan 

Bồ công anh cải thiện các chức năng của gan thong qua việc kích thích gan một cách tự nhiên và thúc đẩy tiêu hóa. Các hoạt chất trong bồ công anh loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp tái cân bằng điện giải và tái lập các hydrat. Bồ công anh rất khó ăn. Bạn có thể thêm một số loại rau lá xanh khác vào cùng với lá bồ công anh để chế biến món ăn (sinh tố hoặc salat…). Bằng cách này, bạn sẽ không nhận thấy hương vị của nó và thu được các lợi ích sức khỏe của bồ công anh.

6. Cải thiện hệ tiêu hóa 

Bồ công anh kích thích sự thèm ăn, vì vậy nếu bạn đang giảm cân nên tránh nó. Nhưng nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, bồ công anh là một lựa chọn tốt! Các inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa và các chất chống oxy hóa của nó giúp cho hấp thu các độc tố từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có ích đồng thời ức chế và ngăn cản vi khuẩn đường ruột có hại.

7. Thúc đẩy sức khỏe đường tiết niệu 

Do tính chất lợi tiểu, bồ công anh tốt cho hệ tiết niệu; giải độc và làm sạch thận; kích thích tăng trưởng các lợi khuẩn trong hệ tiết niệu; ức chế vi khuẩn có hại nhờ các đặc tính tẩy bỏ của bồ công anh.

8. Về vấn đề cây bồ công anh có phải là thần dược “tận diệt” ung thư trong vòng 24h không? 
Các loại thuốc bổ sung và thay thế được sử dụng khá phổ biến trong điều trị nhiều loại ung thư. Không chỉ có tác dụng làm giảm nhiều triệu chứng không mong muốn do bệnh gây ra, các loại thuốc này còn có thể ngăn chặn sự tiến triển của ung thư. Kết quả của một nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất từ cây bồ công anh có khả năng phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Trên lâm sàng dùng hỗ trợ điều trị ung thư phổi, dạ dày, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm amidal, viêm tuyến vú, ung thư tuyến vú, viêm kết mạc (đau mắt đỏ).
Trên thực tế, người ta kết hợp bồ công anh với các vị thuốc khác để hỗ trợ điều trị ung thư mang lại kết quả khả quan.
Theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering, bồ công anh có chứa các polysaccharides mạnh, tương tự như các chất được tìm thấy trong nấm, có khả năng chống lại sự phát triển của khối u. Mặc dù nghiên cứu này còn hạn chế nhưng đã chỉ ra rằng có thể sử dụng rễ cây bồ công anh như một loại thuốc bổ sung và thay thế trong điều trị ung thư vú và ung thư đại tràng.
Bằng chứng:
Một nghiên cứu do phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh hóa và y sinh học tại New Mexico Tech cho thấy chiết xuất từ rễ cây bồ công anh ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú không xâm lấn. Mặt khác làm giảm sự tăng trưởng của các tế bào. Kết quả nghiên cứu này là dấu hiệu cho thấy rễ bồ công anh có khả năng ngăn ngừa các di căn hoặc tăng trưởng của các tế bào ung thư vú nhưng không thu nhỏ kích thước khối u.
Ung thư vú không xâm lấn:
Ung thư vú không xâm lấn hay giai đoạn 0 của ung thư vú. Thông thường các tế bào ung thư vú ở giai đoạn này hiếm khi di chuyển vào các mô vú hoặc các mô khác của cơ thể. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc ung thư vú là ung thư vú xâm lấn, vì vậy sử dụng rễ cây bồ công anh thường không được sử dụng cho các bệnh nhân mắc ung thư vú xâm lấn.
Tác dụng phụ:
Giống như nhiều biện pháp bổ sung và thay thế, rễ bồ công anh cũng có những tác dụng phụ. Hàm lượng kali cao trong rễ cây bồ công anh có thể khiến người bệnh tiểu nhiều sau khi uống. Đồng thời gây ợ nóng, tiêu chảy, viêm dạ dày và thậm chí là hạ đường huyết.
Tương tác:
Một vấn đề thường gặp ở các biện pháp điều trị bổ sung và thay thế là tương tác của chúng với các loại thuốc theo toa. Rễ cây bồ công anh không nên dùng chung với các thuốc lợi tiểu, thuốc hạ đường huyết hoặc lithium.
Việc sử dụng thuốc bổ sung và thay thế trong điều trị ung thư phổ biến ở nhiều nước. Những thuốc này được các bác sĩ điều trị ung thư chỉ định, đó là những loại thuốc đã được nghiên cứu kỹ trong các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân tự sử dụng những loại thuốc chưa được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả qua những thực nghiệm và thử nghiệm lâm sàng, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Do đó tuyệt đối không tự ý sử dụng rễ cây bồ công anh khi chưa hỏi ý kiến của các bác sĩ điều trị.
Như vậy, có thể kết luận rằng cây bồ công anh chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư khi có sự kết hợp với Tây Y, nếu tự ý dùng nó để điều trị ung thư sẽ rất nguy hiểm.
Vì vậy, khi muốn sử dụng cây bồ công anh để chữa ung thư bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể dùng được hay không? Nếu dùng thì dùng như thế nào?

III. Đơn thuốc có thành phần là cây bồ công anh

Chữa sưng vú, tắc tia sữa: 20 – 40g lá tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ vú sưng đau, ngày 1 – 2 lần. Hoặc Bồ công anh 120g, Sài đất 80g, lá Quýt hôi 40g, nước 60ml sắc còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và tối.

Chữa đau dạ dày: Bồ công anh 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi 15 phút, thêm chút đường đủ ngọt, uống 1 ngày 1 thang. Uống đợt 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp, uống đến khi khỏi bệnh.
Mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Mụn nhọt: Bồ công anh 40 g, bèo cái 50 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm họng: Bồ công anh 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ vàng 20 g, mai mực 10 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm phổi, phế quản: Bồ công anh 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hạt tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm gan virus: Bồ công anh 30 g, nhân trần 20 g, chó đẻ răng cưa (kiềm vườn) 20 g, rau má 30 g, cam thảo nam 20g. Sắc uống ngày một thang.
Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dày: Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi  lần uống 1-2g, ngày 3 lần

Sudo Cây Thuốc

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *