Ánh nắng mặt trời giúp thanh lọc cơ thể

Các nhà khoa học  thường gọi vitamin D bằng cái tên trìu mến – vitamin ánh nắng. Dưới sự ủng hộ của nhiều công trình nghiên cứu, loại vitamin này đang dần chia sẻ quyền lực với vitamin C và E, sau nhiều năm bị thờ ơ trong thế giới những vi chất thiết yếu đối với con người.

Người ta đã quá quen thuộc với vai trò của vitamin D trong việc tăng cường độ rắn chắc của xương và khả năng hấp thu canxi của cơ thể. “Nếu thiếu vitamin D, nhất là khi về già, con người rất dễ bị loãng hoặc xốp xương”, giáo sư dinh dưỡng Lona Sandon đến từ Đại học Texas khẳng định.

Tuy nhiên, sức mạnh của vitamin D không chỉ dừng ở đó. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy, tình trạng thiếu vitamin D có thể dẫn đến các bệnh tiểu đường type 1, các bệnh ung thư  ở dạ dày, vú, tiền liệt tuyến, buồng trứng, thực quản, thậm chí cả ung thư hệ bạch huyết. Nó còn gây đau nhức cơ xương, thấp khớp, đa xơ cứng và các bệnh tim mạch.

Muốn bảo vệ sức khỏe – hãy tin cậy vitamin D

 Giáo sư Michael F. Holick, trưởng phòng nghiên cứu xương, da và vitamin thuộc Đại học Boston (Mỹ), cho biết vitamin D là một trong những chất ức chế hiệu quả nhất đối với sự phát triển của tế bào ung thư. Nó còn kích thích tuyến tuỵ sản sinh insulin – hoóc môn chuyển hóa đường thành năng lượng, và điều tiết hệ miễn dịch.
Giáo sư Holick đã ghi chép một số công trình nghiên cứu về tác dụng của vitamin D:
– Nghiên cứu của Đại học Boston trên những bệnh nhân huyết áp cao cho thấy: khi tiếp xúc với các tia cực tím UVA và UVB trong vòng 3 tháng, lượng vitamin D tăng lên 10%. Ấn tượng hơn là huyết áp của người bệnh có dấu hiệu trở lại bình thường. Trong vòng 9 tháng tiếp theo, chứng cao huyết áp tiếp tục giảm. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra chính vitamin D đã làm hạn chế sức sản xuất một loại hoóc môn có tên là renin – yếu tố quan trọng thúc đẩy chứng tăng huyết áp.
– Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí của Hiệp hội y học Mỹ tháng 12/2003, trên khoảng 3.000 cựu chiến binh trong độ tuổi 50-75: khi bổ sung 645 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D và 4 g xơ ngũ cốc mỗi ngày, nguy cơ phát triển bệnh ung thư ruột polyps giảm đáng kể.

– Trong báo cáo đăng trên tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Mỹ tháng 2/2004, nhóm nghiên cứu Đại học Basel, Thuỵ Sĩ, khẳng định, đối với phụ nữ có tuổi, nếu bổ sung vitamin D và canxi liên tục trong vòng 3 tháng thì nguy cơ bị suy nhược sẽ giảm 49%, nhiều hơn so với chỉ bổ sung canxi. 
– Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Thần kinh học Thế giới ngày 13/1/2004 chỉ rõ, phụ nữ hấp thu tối thiểu 400 IU vitamin D mỗi ngày sẽ giảm 40% nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng.
Hấp thu bao nhiêu là đủ?
Lượng vitamin D tiêu chuẩn hiện nay là:
– Dưới 50 tuổi: cần 200 IU/ngày
– Từ 51 đến 70 tuổi: 400 IU/ngày
– Trên 70 tuổi: 600 IU/ngày
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, mức tiêu chuẩn trên là không thoả mãn nhu cầu cơ thể. Để phát huy tối đa tác dụng kháng bệnh của vitamin D, bạn cần khoảng 1.000 IU mỗi ngày.
Vậy làm cách nào để hấp thu đủ vitamin D? Bạn có thể uống viên thuốc bổ sung, hoặc tốt nhất là hấp thu qua thực phẩm. Cá hồi giàu vitamin D nhất, khoảng 425 IU trong 0,085 kg. Sau đó là cá sardine, 270 IU trong 0,1 kg. Các thực phẩm còn lại chỉ cung cấp một lượng khiêm tốn, như lòng đỏ trứng 25 IU/quả, phó mát 2,8 IU/0,028 kg…
Hãy tận hưởng ánh nắng mặt trời!
Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có thể kích thích da sản sinh lượng vitamin thoả mãn hơn nhu cầu cơ thể. Ánh nắng chính là nguồn cung cấp vitamin D lớn nhất đối với con người.
Tuy nhiên, trước khi vội chạy ra bờ biển tắm nắng, bạn hãy nhớ rằng ở những nơi có vĩ độ cao (lên phía bắc), việc hấp thu vitamin D không đơn giản. Thường ở những vùng có vĩ tuyến trên 40 độ Bắc, cơ thể sẽ không hấp thu vitamin D trong mùa đông.
Trong một nghiên cứu của Đại học Maine (Mỹ) trên 23 bé gái ở độ tuổi 10-13 sống tại vùng có vĩ tuyến 44 độ Bắc, hàm lượng vitamin D trong máu bị thiếu hụt trầm trọng vào tháng 3 – khoảng thời gian mà lượng ánh nắng mặt trời thấp nhất.

Điều này khiến không ít người ngạc nhiên vì đây là những cô bé da trắng, hoàn toàn khỏe mạnh, năng động và dành nhiều thời gian ở ngoài trời. Họ có chế độ dinh dưỡng cân bằng và uống nhiều sữa. Như vậy, nguyên nhân của sự thiếu hụt vitamin D chỉ có thể do vị trí sinh sống. Ở vĩ tuyến 44 độ Bắc, da không thể tổng hợp vitamin D trong vòng 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 3.

Tình trạng thiếu ánh nắng mặt trời còn có thể dẫn đến tử vong. Qua thu thấp số liệu, người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở phương bắc thường rất cao. Ở những nơi thiếu ánh nắng mặt trời, số người mắc ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày và bệnh đa xơ cứng nhiều hơn so với vùng gần đường xích đạo.


Chúng ta có thể giải độc, trị liệu là nằm dưới ánh mặt trời và nhận lấy một vài tia nắng cùng một chút vitamin D. 

Khi nghĩ về giải độc và trị liệu, chúng ta thường nghĩ đến một chế độ ăn nghiêm ngặt, những loại nước ép, hay ngâm chân, hoặc mát-xa. Trên thực tế, chúng ta không cần làm nhiều đến vậy; Chúng ta chỉ đơn giản là nằm dưới ánh mặt trời và nhận lấy một vài tia nắng cùng một chút vitamin D.

Tất cả điều chúng ta cần làm là ở bên ngoài trời, đón nhận ánh nắng mặt trời chiếu lên làn da của mình không chỉ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh mà còn nuôi dưỡng tâm hồn và giúp bạn vực dậy tinh thần.

Giai doc co the bang anh nang mat troi

Tắm nắng giúp giải độc cơ thể

Những tác dụng tích cực của mặt trời đã được khoa học chứng minh.

Khỏe xương:

Một lợi ích vô cùng to lớn của ánh nắng mặt trời là giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi và vận chuyển canxi.

Một nghiên cứu ở Anh đã cho thấy, những người cao tuổi bị gãy xương khớp háng, có tới hơn 40% bị thiếu hụt vitamin D trong cơ thể. Lối sống và làm việc trong văn phòng nhiều, thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đã được coi là một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ người bị loãng xương trước tuổi.

Lượng vitamin D dồi dào nhờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp giữ răng chắc, xương khỏe khi về già.

Các vận động viên thể thao thời Hy Lạp cổ đã biết phơi nắng để tăng sức khoẻ của cơ bắp. Các bà mẹ tắm nắng đều đặn trong quá trình mang thai còn giúp thai nhi phát triển tốt, tăng chất lượng của sữa và phòng được các chứng bệnh hay gặp như mệt mỏi, đau lưng, nôn mửa, chán ăn, hoảng loạn và dễ bị xúc động mạnh.

Thải độc và diệt vi khuẩn 

Sức nóng của mặt trời khiến chất độc trong cơ thể bạn được thải qua mồ hôi. Mặt trời giúp cải thiện quá trình tuần hoàn máu, tăng cường vận chuyển dưỡng chất và dưỡng khí đến các nơi trong cơ thể, đồng thời lấy đi các chất độc hại sinh ra trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Qua đó sức bền và sức khỏe của cơ thể cũng được cải thiện.

Với cơ thể, một số nghiên cứu đã cho thấy tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm tăng số lượng các bạch cầu, các kháng thể miễn dịch và đặc biệt là khả năng vận chuyển, tiếp chuyển ôxy của hồng cầu để giúp cơ thể tiêu diệt các siêu vi trùng và các vi khuẩn yếm khí.

Các bệnh như cảm cúm , viêm phổi và lao phổi thường xuất hiện, chuyển biến xấu hơn và gây tử vong nhiều hơn ở những mùa thiếu ánh sáng mặt trời, cả ở những vùng ấm áp. Tắm nắng đã được sử dụng như một phương pháp hữu hiệu để điều trị các dạng lao: hạch, phổi, xương và các vết thương bị nhiễm trùng từ đầu thế kỷ 19 ở châu Âu.

Chỉ 20 phút ánh nắng một ngày sẽ khiến bạn tái tạo lại hơn 200 chất kháng khuẩn, diệt các vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Hấp thu vitamin D làm khỏe da:

Ánh sáng mặt trời cũng đã được xác nhận là giúp da khỏe mạnh và phòng cũng như giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm (viêm da), vảy nến và trứng cá, eczema chàm, và nhiễm nấm.. Các bác sĩ ở Mỹ đã thấy rằng những bộ tộc người da đỏ, sống hoang dã trong điều kiện thiên nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hầu như rất ít bị các bệnh ngoài da vốn rất phổ biến trong các đô thị hiện đại. 

Ánh nắng trực tiếp lên da giúp tổng hợp vitamin D3, một vitamin điều hòa hooc-môn quan trọng nhất, cần thiết cho sức khỏe, và là một biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh.
Giảm stress 

Ánh nắng mặt trời gắn liền với tâm trạng của con người. Lý do có thể là vì ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tăng cường sản sinh ra serotonin, chất giúp cơ thể bình ổn tinh thần, giảm stress, giảm nguy cơ trầm cảm. Serotonin nhiều có thể làm bạn cảm giác hiều hưng phấn và suy nghĩ tích cực hơn.

Giảm nguy cơ ung thư 

Tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với ánh sáng mặt trời một cách hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng làm tăng cường hệ miễn dịch của mặt trời.

Tốt cho sức khỏe tim mạch:

Ánh nắng mặt trời còn như bài thể dục hữu hiệu cho trái tim. Những người sống trường thọ ở một số vùng thuộc Trung Á thường sinh hoạt ở ngoài trời hằng ngày, có nghĩa là họ đã được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn.

Ánh sáng mặt trời đã được chứng minh là làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hoà huyết áp.

Thời điểm tốt nhất để bạn thu được những lợi ích từ ánh sáng mặt trời là lúc sáng sớm và chiều muộn.

Quá nhiều có thể gây hại, vì vậy hãy tiếp xúc với ánh mặt trời một cách từ từ. Hãy tìm hiểu xem da bạn thuộc loại nào để có kế hoạch tắm nắng phù hợp, tránh bị cháy nắng và lại có thể gây ung thư da.

5 tác hại từ ánh nắng mặt trời cần lưu ý để tránh nguy hại
Mặt trời không hoàn toàn có lợi.
Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư da:

Bệnh này là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào da. Thủ phạm chính là tia cực tím làm da bị tổn thương.
Những người thỉnh thoảng tiếp xúc với ánh nắng gắt trong khoảng thời gian ngắn dễ có nguy cơ bị ung thư tế bào hắc tố hơn so với người làm việc thường xuyên dưới nắng mặt trời nhiều giờ mỗi ngày.
Đẩy nhanh quá trình lão hóa da:
Phơi nắng nhiều và kéo dài sẽ gây ra tình trạng tổn thương da tương tự như sự lão hóa da. Da trở nên mỏng và kém đàn hồi, dẫn đến tình trạng nếp nhăn, tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều.
Gây tổn thương cho đôi mắt:
Tia nắng mặt trời có cường độ rất cao. Nếu nhìn trực tiếp vào “quả cầu lửa” ấy sẽ rất hại cho võng mạc và thị lực của người quan sát.
Tăng sự sinh sản tế bào sừng:
Tia UVB trong ánh nắng mặt trời làm gia tăng sự sản sinh tế bào sừng của da khiến lớp thượng bì, nhất là lớp sừng, dày lên.
Hiện tượng tầng sừng này rất bất lợi, đặc biệt là với người bị mụn trứng cá. Nó làm tăng sự ứ đọng chất bã, cồi mụn, làm xuất hiện những sang thương viêm chỉ trong vài tuần sau khi phơi nắng.
Gây một số bệnh ngoài da:
Ánh nắng có thể làm khởi phát hay nặng thêm một số bệnh về da do nhạy cảm với ánh sáng như herpes môi, trứng cá đỏ, sạm da…
Vậy tiếp xúc với ánh nắng bao nhiêu là đủ và tốt cho sức khỏe:
Tiếp xúc với ánh nắng bao lâu là đủ? Theo tính toán của giáo sư Holick, nếu tắm nắng cho đến khi xuất hiện màu hơi đỏ trên da, lượng vitamin hấp thu được sẽ tương đương với khoảng 10.000-25.000 IU.
“Chỉ cần cho chân tay tiếp xúc với ánh nắng từ 5 tới 10 phút trong 2-3 lần/tuần, bạn cũng đã có được lượng vitamin D thoả mãn nhu cầu cơ thể. Nếu thời gian tiếp xúc lâu hơn, hãy bôi kem chống nắng SPF 15 để bảo vệ”, Holick nói.

 Cũng như với mọi món quà được thiên nhiên ban phát, chúng ta không được lạm dụng. Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều, chúng ta có thể bị cảm nắng, hỏng mắt, bỏng da, cứng và khô da, làm da sần sùi, sạm da và cả tăng khả năng bị ung thư da.

Điều này cũng tương tự như uống nước nhiều có thể gây ngộ độc nước và cực đoan là chết đuối. Nói chung, tiếp xúc với ánh nắng theo chu kỳ ngắn và tốt nhất là vào buổi sáng sớm đã được khẳng định là an toàn và hiệu nghiệm từ bao đời nay.

Hãy để mặt trời chiếu sáng nhiều hơn nơi ta ở, chỗ làm việc, bệnh viện, trường học…, việc này vừa giúp tiết kiệm năng lượng vừa làm chúng ta sống khỏe và ít bệnh tật hơn.

Khi đã nhận đủ ánh nắng mặt trời, bạn hãy mặc đồ che nắng hoặc chọn bôi loại kem chống nắng tự nhiên có chứa oxit kẽm.

Blogsudo Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *