Những nơi cần giữ sạch lúc bế trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần được bế đúng cách và bà mẹ phải luôn giữ cơ thể mình sạch sẽ khi gần em bé. Vậy những nơi nào bạn cần giữ sạch sẽ khi bế trẻ sơ sinh?

Nơi cần giữ sạch khi bế trẻ sơ sinh

1. Da đầu

Nghiên cứu da đầu cho thấy có khoảng 1 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông của da đầu. Đó là những con ve nang thích trú ngụ ở vùng da bên trong của da đầu thành các nhóm nhỏ, sống bằng cách hút tuyến bã nhờn tiết ra từ da đầu.  Lớp dầu tiết ra quá nhiều trên da đầu chính là “chất béo” nuôi dưỡng hàng tá vi khuẩn.

Trên cơ thể người ai cũng có vi khuẩn ở da đầu, tuy nhiên phụ nữ nhiều tóc, tóc dầy và dài hơn nam giới nên lại càng là nơi thích hợp để ve nang trú ngụ làm tổ. Mẹ cần lưu ý gội đầu và giữ đầu tóc gọn gàng sạch sẽ hàng ngày khi tiếp xúc với con, nhất là vào mùa hè, khi da đầu càng dễ tiết ra bã nhờn.

2. Miệng

Miệng là nơi thực phẩm đi qua, nhưng mẹ có biết, ở trong miệng của chúng ta mỗi centimet vuông có hơn một trăm triệu vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn tốt và một số lượng đáng kể các vi khuẩn xấu.

Những vi khuẩn này ký sinh trong các kẽ hở giữa răng và lưỡi, kết hợp với axit trong nước bọt để phân hủy dư lượng thực phẩm để tạo ra các hợp chất sulfur khó chịu. Mùi hôi từ miệng không chỉ khiến trẻ khó chịu mà vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào cơ thể bé, nhất là với những bà mẹ có thói quen hôn con.

Duy trì vệ sinh răng miệng, đánh răng cẩn thận vào buổi sáng và buổi tối, ngoài ra, mẹ nên lưu ý xỉa răng và làm sạch lưỡi bằng nước lọc sau khi ăn bởi vi khuẩn còn sót lại trên lưỡi cũng sẽ làm suy yếu hơi thở sạch.

4 noi ban nhat tren co the me phai giu sach moi be con so sinh  1

Mùi hôi từ miệng không chỉ khiến trẻ khó chịu mà vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào cơ thể bé, nhất là với những bà mẹ có thói quen hôn con. (ảnh minh hoạ)

3. Nách

Ra mồ hôi nách đương nhiên sẽ tạo ra một loại mùi khó chịu cho cả mẹ và bé, nhất là những mẹ cho con bú, trẻ phải tiếp xúc gần với khu vực dưới cánh tay mẹ! Tuy nhiên không chỉ có mùi, ẩn trong nách có từ 1- 10 tỷ con vi khuẩn sẽ sàng “tấn công” trẻ.

Mồ hôi bản thân nó không có mùi, nhưng do sản sinh ra ở nách nên những chất bã được tuyến mồ hôi thải ra sẽ được các vi khuẩn ở đây “ăn” rồi tiết ra một loại chất tên là 3-methyl-2-hexenoic acid. Chính chất này đã tạo nên mùi hương khó chịu ở vùng dười cánh tay.

Ra mồ hôi nách không phải là bệnh, miễn là mẹ tắm, thay quần áo hàng ngày, tốt nhất là mặc đồ cotton thoải mái thì hoàn toàn có thể tránh được mùi mồ hôi khó chịu ảnh hưởng đến con.

4. Móng tay

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những vi khuẩn gây buồn nôn và tiêu chảy thường được tìm thấy bên dưới móng tay của con người. Thủ phạm? Thay bỉm cho con, giữ vệ sinh cơ thể kém và cầm, sờ vào thịt sống khi chế biến đồ ăn dặm…, tất cả những điều này đều có thể khiến móng tay mẹ phải đón những “vị khách không mời”.

Nếu thường xuyên phải chăm con sơ sinh, không gì tốt hơn là người mẹ nên duy trì một bộ móng được cắt tỉa gọn gàng, chúng không những sạch mà còn an toàn cho trẻ khi tránh được những vết cào, xước vô tình trên da.

Thế nào là bế trẻ sơ sinh đúng cách?

Trong những tuần đầu sau sinh, em bé của bạn trông thật mỏng manh và có vẻ như rất dễ bị tổn thương. Với những người lần đầu làm cha mẹ thì việc bế, ẵm em bé mới sinh thật khó khăn làm sao vì họ sợ sẽ làm đau trẻ. Tuy nhiên bạn cần phải làm quen với việc bế bé đúng cách. Điều này không chỉ làm cho trẻ dễ chịu mà còn còn có lợi cho chính bạn. Bạn sẽ không thể cho con ăn, tắm cho con một cách tốt nhất nếu bạn không biết cách bế con như thế nào.
Bế ẵm bé mang lại nhiều lợi ích
Việc bé được ôm chặt trong vòng tay mẹ hay được quấn tã chặt đều tạo cho bé cảm giác an toàn. Việc ôm con vào lòng, nựng bé nhẹ nhàng, âu yếm con, khi nói nhìn thẳng vào mặt con thực sự là những điều trẻ cần và có lợi cho trẻ. Những thí nghiệm cho thấy, một đứa trẻ sinh thiếu tháng sẽ tăng cân nhanh hơn nếu được đặt nằm trên những tấm trải mềm mượt, mịn màng, đơn giản vì những tấm trải như vậy tạo cho bé cảm giác được tiếp xúc, vuốt ve. Vì thế, em bé mới sinh của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve, trìu mến.
Be tre so sinh dung cach
Trẻ sơ sinh còn yếu nên bạn phải vế và ẵm cho đúng cách
Khi bế bé lên, bạn cần phải đỡ đầu của bé trước.
Cách bế trẻ sơ sinh lên
Đừng lo lắng khi thấy bé quá mỏng manh, yếu ớt, bé cứng cáp hơn bạn tưởng rất nhiều đấy. Điều duy nhất bạn phải cẩn trọng là đầu bé còn yếu. Phải đến khi được 4 tuần tuổi bé mới có thể tự điều chỉnh đầu mình được một chút. Vì vậy khi bế bé lên, bạn cần phải đỡ đầu của bé trước.
– Luồn một tay xuống dưới cổ bé để đỡ lấy đầu bé.
– Tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn.
Ôm bé theo cách này, mẹ có thể dễ dàng chuyển bé từ chỗ này sang chỗ khác một cách nhẹ nhàng và êm ái.
Cách đặt trẻ sơ sinh xuống
Khi đặt con xuống bạn cũng phải nhớ giữ đầu bé. Nếu không làm như vậy, đầu bé sẽ nghẹo xuống, và có thể làm cho bé có cảm giác bị ngã, khi đó bé sẽ giật nảy người lên, chân tay dang ra theo phản xạ giật mình. Hãy đặt bé xuống nhẹ nhàng như với cách bế trẻ lên, sao cho toàn bộ cánh tay bạn đỡ lấy xương sống, cổ và đầu bé. Bạn cũng có thể dùng khăn quấn bé hơi chặt một chút để đầu của bé được nâng giữ cho đến khi bạn đã đặt bé vào nôi, lúc đó mới nhẹ nhàng cởi khăn quấn ra.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi ngủ cần được đặt nằm phía lưng. Những nghiên cứu y học mới nhất cho thấy đó là vị trí an toàn nhất, tốt nhất, có thể giảm thiểu được nguy cơ trẻ chết đột tử khi đang ngủ. Theo bản năng, sau khi được 4-5 tháng, trẻ sẽ có thể tự chọn cho mình tư thế ngủ phù hợp nhất.
Bế trên tay
Có hai tư thế chính khi bế con trên tay. Tư thế thứ nhất là đặt đầu bé vào chỗ gập khuỷu tay, nâng đầu bé hơi cao hơn so với phần còn lại của cơ thể, người bé nằm trên cánh tay bạn, dùng cổ tay ôm bé, bàn tay đỡ mông và lưng bé. Cánh tay kia đỡ thêm mông và đùi bé. Cách này bạn có thể nói chuyện và cười với bé.
Tư thế thứ hai là giữ bé dựa vào phía trên ngực bạn, dùng bàn tay giữ đầu bé tựa vào vai bạn, vòng cánh tay ôm lưng và đầu bé. Khi bế bé ở tư thế này, một tay bạn tự do để làm việc khác như lấy quần áo cho bé chẳng hạn. Nếu không thì bạn có thể dùng tay còn lại đỡ thêm mông bé.

Những nơi bẩn nhất trên cơ thể con người

Bạn nghĩ rằng hậu môn là nơi bẩn nhất trên cơ thể con người. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, hậu môn chưa chắc đã bẩn bằng một số bộ phận khác của cơ thể. Các nhà khoa học tại trường Nha khoa Harvard đã phát hiện hơn 615 loại vi khuẩn khác nhau sống trong miệng, lưỡi và cổ họng, biến chúng thành những nơi bẩn nhất trong cơ thể con người. Tương tự như vậy, ngay cả các móng tay cũng chứa rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Dưới đây là 8 nơi bẩn nhất trên cơ thể mà bạn có thể tìm hiểu, từ đó có những biện pháp giữ vệ sinh cụ thể.

1.Hậu môn 

Đây chắc chắn là bộ phận đầu tiên không thể bỏ qua trong danh sách này. Hậu môn là nơi để phân được đẩy ra ngoài, do đó nó có nhiều loại vi khuẩn khó chịu. Đây vốn là nơi mà ít ai muốn động vào.

2. Rốn ở bụng
Bạn có biết rằng rốn cũng là một trong những nơi bẩn nhất trên cơ thể. Rốn bụng chứa nhiều vi khuẩn mà người ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

3. Khuôn mặt 


Khuôn mặt có thể trông sạch sẽ khi bạn nhìn thấy mình trong gương. Nhưng theo các chuyên gia đó là nơi bẩn nhất nhất trên cơ thể của bạn. Vi trùng đi từ điện thoại di động sẽ di chuyển tới khuôn mặt của bạn và các vi trùng này thậm chí có thể gây hại nếu bạn đang có vết thương hở.
4. Tai 

Tai cũng là một bộ phận chứa nhiều vi khuẩn. Khi chúng ta cố gắng làm sạch tai, nó có thể vô tình gây ra tổn thương cho bộ phận này.
5. Mắt 

Các khóe mắt của chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn. Lông mi cũng là phần khá bẩn trên cơ thể vì chúng tập trung nhiều bụi bẩn giúp bảo vệ mắt khỏi bị nhiễm trùng. Khi bạn bị nhiễm trùng ở mắt, đừng bao giờ chạm vào nó vì có thể gây hại cho cơ thể của bạn.
6. Miệng 

Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 615 loại vi khuẩn khác nhau sống trong miệng. Do đó, bạn nên súc miệng và đánh răng 2 lần/ngày để có thể làm giảm vi khuẩn có hại.
7. Mũi 

Đôi khi bạn có cảm thấy ngứa ở mũi. Trong những tình huống như thế này, hãy dừng ngay động tác gãi mũi do có thể dẫn đến nhiễm trùng vì mũi là một trong những nơi bẩn nhất trên cơ thể.
8. Móng tay
Móng tay của chúng ta mang theo rất nhiều vi trùng có thể khiến bạn sợ đến chết. Vi khuẩn rất thích vùng da dưới móng tay của bạn vì chúng dễ sinh sản và khó bị loại bỏ khi nấp ở đó.

Sudo Mẹ & Bé

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *